Đạp xe, leo núi là một trong những hình thức thể thao được nhiều người lựa chọn bởi rất hữu ích cho sức khỏe. Đó cũng là lý do ngày càng nhiều người lựa chọn các dòng xe đạp địa hình để tham gia vận động.
Tuy nhiên không phải ai cũng am hiểu sâu về dòng xe đạp này và làm cách nào để lựa chọn được chiếc xe ưng ý.
Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời cho mình nhé.
Xe đạp địa hình là gì?
Xe đạp địa hình là một dòng xe chuyên biệt, hỗ trợ di chuyển trên các địa hình khó như đường đèo, núi, dốc, đường rừng…. Những dòng xe này chạy được trên nhiều địa hình và rất tiện dụng.
Phân loại các dòng xe đạp địa hình
Xe đạp địa hình băng đồng.
Dòng xe này còn được gọi với tên là Cross Country, một trong những dòng xe giá rẻ nhất trong 3 dòng phổ biến bởi thiết kế đơn giản, dễ điều khiển, phù hợp với đi đường bình thường, không nhiều hiểm trở hoặc leo dốc nhẹ.
Dòng xe đạp này phù hợp với những ai có nhu cầu tập luyện thể thao hằng ngày.
Xe đạp leo núi
Khác với dòng xe địa hình băng đồng, dòng leo núi dành cho địa hình núi hoặc đổ đèo, kết cấu xe thường dùng 1 – 2 phuộc giúp thuận tiện di chuyển trên đường khó. Những chiếc xe này thường là lựa chọn của những người đam mê thể thao mạo hiểm, thích chinh phục và khám phá nhiều địa hình khác nhau.
Dòng xe này thường cũng có mức giá tầm trung.
Xe đạp đổ đèo
Dòng xe đạp này còn được gọi là xe Downhill Bike, dòng xe này có giá thành cao nhất trong tất cả các loại xe địa hình, chuyên phục vụ việc di chuyển trên các loại địa hình cực xấu.
Dòng xe này có thiết kế gồm khung to chắc chắn và dùng từ 2 – 3 phuộc. Đây là dòng xe dành cho những tay chơi thể thao mạo hiểm chuyên nghiệp
Cấu tạo của xe đạp địa hình gồm những bộ phận nào
Về vật liệu:
Xe đạp địa hình thường có kết cấu từ các loại vật liệu cứng, có độ bền cao như thép, nhôm, carbon… Công dụng của việc sử dụng vật liệu này là giúp chịu được trọng lượng người ngồi và dễ dàng di chuyển trên những địa hình hiểm trở.
Cấu tạo của xe đạp địa hình:
Xe đạp địa hình sẽ bao gồm các bộ phận chính như sau: Bộ khung sườn, hệ thống truyền lực, hệ thống chuyển động, bộ đề, hệ thống lái, hệ thống phanh và yên xe.
Bộ khung sườn: Bộ phận này thường được làm từ vật liệu cứng, có khả năng chịu lực cao như titanium, nhôm, thép…. Đóng vai trò liên kết các bộ phận còn lại để xe thành một một khối thống nhất.
Khung sườn này gồm 3 bộ phận chính: Khung sườn, phuộc và cốt yên.
Hệ thống truyền lực: Đây chính là trung tâm vận hành của toàn bộ xe đạp, giúp xe di chuyển được bao gồm:
Bàn đạp
Hệ thống chuyển động: 2 bánh xe, trục, moay – ơ, nan hoa, vành bánh xe, săm lốp
Bộ đề: Đối với xe đạp địa hình bộ đề thường sẽ được trang bị bộ đề trước, sau để có thể dễ dàng điều chỉnh đĩa, líp. Quá trình này giúp cho hệ thống truyền lực được điều chỉnh phù hợp với các dạng địa hình khác nhau như leo dốc, sỏi đá…. Hỗ trợ việc di chuyển nhẹ nhàng hơn.
Bộ đề xe đạp sẽ bao gồm: Củ đề trước, sau, tay gạt và dây cáp.
Hệ thống lái: Là bộ phận giúp người đi xe điều khiển theo ý mình. Hệ thống này gồm tay lái và cổ phốt. Khi tác động vào tay lái, lực sẽ truyền đến cổ phuốc và càng trước của bánh xe…. Càng trước điều khiển bánh trước di chuyển theo ý của người lái, vì vậy hướng di chuyển của xe phụ thuộc vào hướng di chuyển của bánh trước.
Hệ thống phanh: Đây là bộ phận giúp người điều khiển xe điều chỉnh tốc độ phù hợp hoặc dùng di chuyển khi cần. Hệ thống này gồm: Tay phanh, dây phanh và cụm má phanh.
Theo đặc điểm, cấu tạo của các loại phanh thì xe đạp địa hình còn được chia ra làm hai loại:
Phanh đĩa: Loại phanh này có kết cấu là một đĩa kim loại hoặc rotor… gắn vào vị trí trung tâm xe đạp, sử dụng dây phanh hoặc thủy lực để kích hoạt. Đĩa phanh sẽ xoay với bánh xe cố định trên cục. Vị trí dây phanh gắn vào khung hoặc đĩa, có thêm tấm lót, cơ chế phanh là gây ép các trục quay của bánh xe để phanh.
Phanh đĩa có ưu điểm dễ thay thế, không gây bào vành xe và thích hợp với đa số các loại xe
Phanh cơ: Loại phanh thường sẽ được kích hoạt bởi một đòn bẩy gắn ở vị trí tay lái. Hoạt động của phanh dựa trên cơ chế ma sát tác dụng lên vành bánh xe khi quay làm giảm tốc độ của bánh xe. Loại phanh này có ưu điểm nhỏ gọn và có giá thành hợp lý.
Bộ phận yên xe: Là khu vực để chúng ta ngồi trong quá trình điều khiển xe. Yên xe chất lượng, thoải mái sẽ mang đến cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.
Yên xe sẽ gồm cấu tạo:
Vỏ yên xe: Thông thường sẽ được làm bằng các chất liệu tổng hợp để mang tới cảm giác êm ái như da.
Phần yên cứng: Thường sẽ có phần mũi gọn và bo tròn lại thành hình dáng yên xe
Khung dưới yên xe: Chính là phần kết nối giữa các bộ phận còn lại với yên xe.
Bộ phận siết chặt: Đây là cấu tạo giúp phần kết nối giữa yên xe với bộ phận điều chỉnh độ cao của yên.
Bộ phận điều chỉnh độ cao: Cho phép người điều khiển xe đạp địa hình điều chỉnh được độ cao của yên xe phù hợp với thể hình của mình, mang tới quá trải nghiệm đạp xe thoải mái.
Ưu – Nhược điểm của xe đạp địa hình
Là dòng xe được nhiều người yêu thích lựa chọn, xe đạp địa hình có những ưu – nhược điểm bạn nên biết để cân nhắc sử dụng.
Ưu điểm của xe đạp địa hình:
Kết cấu xe chắc chắn, khung xe to, được làm từ vật liệu cao cấp nên độ bền cao, chịu được va chạm mạnh.
Cấu tạo bánh xe có nhiều rành to – nhỏ giúp tăng độ ma sát với mặt đường, di chuyển tốt trên nhiều loại địa hình khác nhau
Cấu tạo ghi đông thẳng giúp giảm mỏi lưng
Lốp xe dày dặn tăng độ bền cho lốp
Xe đạp địa hình với nhiều mẫu mã đa dạng, tính thẩm mỹ cao cho phép người sử dụng thoải mái lựa chọn.
Nhược điểm của xe đạp địa hình là gì?
Khi di chuyển trên đường phố, tốc độ xe thường khá cao
Trọng lượng xe tương đối nặng
Khi di chuyển trên đường bằng, bánh xe to thường sẽ khiến người điều khiển phải bỏ nhiều sức hơn để đạp xe.
Sử dụng xe đạp địa hình mang tới những công dụng gì?
Trên thực tế, dòng xe đạp địa hình còn là đam mê của nhiều người. Họ yêu thích mẫu xe, yêu thích việc vượt qua trở ngại, khó khăn, thích khám phá mọi địa hình di chuyển với chiếc xe của mình.
Đặc biệt, đối với nhiều đối tượng khác nhau, xe đạp địa hình mang tới nhiều công dụng khác nhau:
Đối với người muốn giảm cân, rèn luyện sức khỏe thì đạp xe địa hình là cách công hiệu để đốt cháy calo. Một giờ đạp xe có thể đốt cháy 300 calories, giúp tiêu hao các chất béo dự trữ, giảm thiểu tình trạng tích tụ cholesterol. Bên cạnh đó, đạp xe thường xuyên còn giúp tăng thể lực, rắn chắc và ngăn ngừa các triệu chứng lão hóa, suy thoái các nhóm cơ.
Đối với người thích khám phá: Xe đạp địa hình giúp bạn di chuyển ở nhiều địa hình phức tạp mà các dòng xe đạp thường không thể chinh phục được. Dòng xe này sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời cho những ai thích khám phá.
Xe đạp địa hình tốt cho những ai thường xuyên stress: Đạp xe có công dụng lưu thông máu huyết, tạo cảm giác nhẹ nhõm, thoải mái. Đặc biệt khi đạp xe, việc sử dụng nhiều năng lượng cơ thể sẽ giúp quá trình trao đổi chất được cải thiện, giúp ăn ngon hơn, ngủ ngon hơn.
Ngoài ra đạp xe địa hình còn mang tới cơ hội giao lưu, kết nối với người cùng sở thích, mở ra những mối quan hệ vui vẻ.
Làm thế nào để chọn được xe đạp địa hình phù hợp
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều dòng xe đạp địa hình khác nhau, đồng thời cũng có rất nhiều đơn vị cung ứng dòng xe này. Tuy nhiên khi lựa chọn chiếc xe cho mình bạn cần cân nhắc các yếu tố như sau:
Xác định nhu cầu sử dụng xe đạp địa hình
Như đã nêu ở trên, xe đạp địa hình thường sẽ có 3 dòng phù hợp với địa hình và nhu cầu sử dụng. Bạn nên cân nhắc mục đích sử dụng xe của mình để biết mình nên chọn loại xe nào.
Chọn xe phù hợp với đối tượng sử dụng
Ngoài việc phân loại xe theo nhu cầu sử dụng, các thương hiệu sản xuất xe đạp địa hình cũng đã có những tính toán riêng để phù hợp với từng đối tượng riêng.
Yếu tố phân loại xe theo đối tượng sử dụng bao gồm: Độ tuổi, giới tính, vóc dáng cơ thể…. Dựa trên yếu tố người sử dụng mà nhà sản xuất sẽ có những điều chỉnh phù hợp. VD: Đối với dòng xe dành cho nữ khung xe sẽ nhẹ hơn, đối với xe trẻ em kích thước sẽ được điều chỉnh phù hợp…
Chọn được xe phù hợp sẽ giúp việc di chuyển trở nên thuận tiện, thoải mái.
Chọn xe phù hợp với kích cỡ
Để có một chiếc xe phù hợp với bản thân, khi mua bạn cần cân nhắc 3 bộ phận khung xe, tay lái, yên xe tương thích với chỉ số hình thể, vóc dáng của bản thân mình.
Việc mua xe sai kích thước sẽ khiến chúng ta không thoải mái khi lái xe đồng thời tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho người sử dụng.
Dưới đây là tham chiếu chiều cao trung bình với kích thước bánh xe/ khung xe
Với chiều cao 155 – 165 cm: Kích thước bánh xe/ khung xe phù hợp là 24 inch (XS)
Với chiều cao 162 – 172 cm: Kích thước bánh xe/ khung xe phù hợp là 26 inch (S)
Với chiều cao 170 – 180 cm: Kích thước bánh xe/ khung xe phù hợp 26/ 27.5 inch (M)
Với chiều cao 175 – 185 cm: Kích thước bánh xe/ khung xe phù hợp 27.5 inch (L)
Với chiều cao 180 – 195 cm: Kích thước bánh xe/ khung xe phù hợp 29 inch (XL)
Mua xe đạp thể thao cần kiểm tra kỹ các bộ phận xe
Chọn được dòng xe phù hợp với bản thân rồi nhưng khi quyết định có mua chiếc xe ấy hay không bạn cần kiểm tra thật kỹ lưỡng các bộ phận của xe gồm:
Thông số riêng của xe: Để xác định xe có phải dòng chính hãng hay không. Bạn hãy kiểm tra kỹ các mối hàn khung xe, nước sơn, trọng lượng và mã số trên khung xe.
Kiểm tra thật kỹ bộ chuyển động của xe: Gồm 2 bộ đề trước sau. Đây chính là bộ phận quan trọng quyết định khả năng vận hành của xe đạp. Vì vậy cần lưu ý xem các bộ phận này hoạt động có trơn tru hay không.
Một trong những bộ phận cần xem xét kỹ lưỡng nữa đó là bộ phận ghi đông. Lưu ý xem có dài, cao hay không? Nếu là ghi đông được thiết kế chuẩn sẽ tạo cảm giác thoải mái và mang tới tư thế đẹp khi lái xe.
Kiểm tra kỹ lưỡng bộ phận phanh xe. Thử bóp phanh nhiều lần và nên ưu tiên chọn phanh đĩa vì dòng phanh này có hiệu quả tốt hơn.
Ngoài ra, trước khi mua xe cũng phải xem xét kỹ vành xe, xích xe, ổ líp. yên xe, bộ tay quay hay đùi xe…
Xem xét chất liệu khung xe trước khi mua xe đạp địa hình
Khung xe đạp địa hình hiện nay sẽ sử dụng phổ biến các chất liệu như carbon, hợp kim thép, nhôm, titan. Mỗi loại sẽ có ưu – nhược điểm khác nhau mà bạn cần biết để có lựa chọn phù hợp
Khung xe bằng nhôm Nhôm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, được giới đạp xe ưa chuộng nhờ tính bền, nhẹ, đẹp, giá rẻ và đặc biệt là không rỉ.
Khung xe bằng Carbon cũng có khối lượng nhẹ, thường được sử dụng để làm khung các loại xe đua. Tuy nhiên, nhược điểm của chất liệu này là có độ cứng không bằng nhôm và có giá thành đắt hơn.
Khung xe được làm bằng Thép có ưu điểm là giá rẻ. Tuy nhiên, nhược điểm lớn của chất liệu này là nặng và bị rỉ sét.
Khung xe được thiết kế với chất liệu Titan thuộc chất liệu cao cấp, giá thành cao nên chỉ thường được sử dụng để làm khung các mẫu xe cao cấp.
Ngoài chất liệu của khung thì bạn cũng nên chú ý đến nhãn hiệu, thông số của khung và tình trạng khung.
Nên chọn mua xe nguyên hay xe ráp
Sẽ có 2 tiêu chí khá rõ ràng để bạn suy nghĩ nên chọn xe nguyên hay xe ráp.
Xe nguyên thì chất lượng cao hơn. bởi các thông số, bộ phận được thiết kế để phù hợp với nhau. Nhưng xe nguyên là dòng xe thường được nhập khẩu nên giá thành cao hơn.
Xe ráp chi phí thường sẽ thấp hơn, nhưng đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn nhất định mới có thể lựa chọn được các phụ tùng xe tương ứng và ráp chúng với nhau. Xe ráp có một ưu điểm là mang cá tính riêng của chủ nhân chiếc xe và người mua thoải mái lựa chọn các bộ phận theo ý thích của mình.
Giá thành xe
Việc quyết định nên mua chiếc xe địa hình nào, của hãng nào, xe nguyên hay xe ráp, xe mới hay xe cũ… còn phụ thuộc vào giá thành. Hiện nay giá của xe địa hình cũng rất đa dạng có thể giao động từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng.
Mua xe đạp địa hình chất lượng ở đâu?
Hiện nay có rất nhiều đơn vị cung ứng xe địa hình trên nhiều tỉnh thành toàn quốc. Tuy nhiên để lựa chọn được địa điểm mua xe uy tín, người tiêu dùng cần cân nhắc các tiêu chí:
Địa điểm cung ứng uy tín, có nhiều hãng xe cho phép mình lựa chọn
Địa điểm mua xe có quy trình phục vụ khách hàng nhanh chóng, đội ngũ tư vấn am hiểu, nhiệt tình
Địa điểm mua xe có giá thành hợp lý
Tối ưu lợi ích cho khách hàng với nhiều chính sách ưu đãi mua hàng
Chế độ bảo hành vượt trội, đồng hành với khách hàng trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm
Khu vực Hà Nội, các tỉnh thành phía Bắc và toàn quốc, người tiêu dùng muốn mua xe đạp địa hình hãy liên hệ ngay hệ thống xe đạp Somings.
Với hệ thống 4 showroom to, đẹp, đa dạng về mẫu mã xe đạp địa hình, người tiêu dùng đến với Somings tha hồ có thêm nhiều sự lựa chọn cho bản thân mình.
Đội ngũ chuyên viên của Somings sẽ dựa vào tiêu chí mục tiêu sử dụng, chỉ số hình thể, những mong muốn của người tiêu dùng để tư vấn dòng xe phù hợp.
Đặc biệt, chế độ ưu đãi, bảo hành – đổi trả của Somings được đánh giá cao trong list danh sách các đơn vị cung ứng xe địa hình.
Đội ngũ tư vấn cũng sẵn sàng phục vụ quý khách hàng qua các cổng thông tin trực tuyến của đơn vị như Facebook, website.
Muốn mua xe giá tốt, chất lượng vượt trội hãy liên hệ ngay Somings
Địa chỉ: 77 Tôn Đức Thắng, Quốc Tử Giám, Đống Đa, Hà Nội
Hotline: 096.728.7777- 092.481.6666
Website: https://somings.vn/